Kết quả tìm kiếm cho "vài nét Năm Căn xưa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 368
Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
“Hơn chục năm trước, ở Phù Lãng chỉ có những người cao tuổi cần mẫn giữ nghề. Hiện nay, thế hệ trẻ năng động đã tạo ra nhiều sản phẩm gốm chất lượng”, chia sẻ của ông Lê Phú Thành, Phó chủ tịch UBND xã Phù Lãng (thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) càng khiến chúng tôi hào hứng tìm hiểu về làng nghề có truyền thống hơn 700 năm tuổi.
Từ tháng Giêng kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch, hầu hết các đình, miếu đều diễn ra Lễ Kỳ yên, dân gian gọi đơn giản là lễ cúng đình. Mùa cúng đình không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an… mà còn là ngày hội tôn vinh nét dẹp văn hóa truyền thống của người dân Nam Bộ từ bao đời nay.
Ngày 30/3, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định về việc Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời công bố quyết định xếp hạng 7 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố.
Vẫn giữ chủ đề “Việt Nam-Đi để yêu”, nhưng Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành có thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Đó là hoạt động kích cầu du lịch chú trọng vào việc gia tăng trải nghiệm, lợi ích cho du khách, để khách càng yêu đất nước, con người Việt Nam sau mỗi chuyến đi.
Phong trào "Ba đảm nhiệm," sau này đổi thành "Ba đảm đang” của phụ nữ Việt Nam ra đời cách đây tròn 60 năm, ngày 23/3/1965 đã trở thành một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam.
Mỗi đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đều có cách trang trí cây nêu riêng. Trong đó, nghệ thuật trang trí cây nêu của cộng đồng người Co ở huyện Trà Bồng có nét đặc sắc riêng, vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cây nêu của đồng bào Co ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu – một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật hàng ngàn năm nay.
Tại Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng, công trường Trưng Nữ Vương (TP. Long Xuyên), 1.500 phụ nữ An Giang đã diễu hành áo dài, tôn vinh áo dài truyền thống Việt Nam, kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025) và 1985 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Ngày hội tôn vinh áo dài truyền thống Việt Nam, do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của áo dài Việt Nam.
Ninh Bình, mảnh đất níu chân biết bao du khách trong và ngoài nước không chỉ bởi vẻ đẹp của nhiều danh lam, thắng cảnh mà còn ở các lễ hội mang đậm giá trị văn hóa lịch sử truyền thống.
Những ngày đầu Xuân, ở Bắc Ninh rộn ràng lễ hội. Đặc biệt, người yêu Quan họ có thể cảm nhận đầy đủ các hình thức diễn xướng của loại hình nghệ thuật này trong các lễ hội như hát hội, hát thuyền, hát cửa đình, cửa chùa. Đặc biệt, du khách có thể tìm đến không gian riêng để nghe các canh Quan họ, thưởng thức những nét độc đáo và tinh túy nhất.
Cuộc sống hiện đại, Tết giản lược vài nghi lễ không còn phù hợp, lãng phí… Còn lại, ai ai cũng giữ nguyên phong vị riêng có, giá trị tốt đẹp từ xưa để gắn kết và giáo dục cho các thế hệ, làm nên bức tranh văn hóa đặc sắc, sống động.
Trong không khí ấm áp của quán cơm nhỏ bé, tôi nhận ra rằng, giá trị của một món ăn không chỉ nằm ở hương vị mà còn ở những câu chuyện, kỷ niệm mà nó mang lại. Quán cơm tấm “âm phủ” không chỉ là nơi để no bụng, mà còn là nơi để con người ta tìm thấy sự sẻ chia, sự ấm áp giữa cuộc sống bộn bề. Có lẽ đó chính là lý do mà quán luôn đông khách, dù chỉ là một góc phố nhỏ, với những chiếc ghế nhựa đơn sơ.